Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Tương lai mở

Nghệ nhân làng nghề đang được trẻ hóa

01/08/2020 - 2869 Lượt xem
Các tiêu chí đánh giá được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cập nhật và bổ sung không chỉ dừng lại ở mức độ chuyên môn, kinh nghiệm, mà còn đánh giá qua sự sáng tạo, thiết kế mẫu mã của sản phẩm, truyền dạy nghề và sự đóng góp của các cá nhân trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam”  đã được trao cho 175 nghệ nhân. Danh hiệu “Nghệ nhân văn hóa nghệ thuật ẩm thực làng nghề Việt Nam” có 14 người được trao. Cùng với đó có 3 đơn vị kinh tế làng nghề tiêu biểu; 2 sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề tiêu biểu; 7 bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam; 7 thợ giỏi làng nghề Việt Nam.

Đáng chú ý, trong chương trình vinh danh lần này, nghệ nhân cao tuổi nhất là cụ Đặng Kim Thư, sinh năm 1926 (95 tuổi) quê Hà Tĩnh. Nghệ nhân trẻ tuổi nhất là Lê Nguyễn Phương Quỳnh, sinh năm 1995 (23 tuổi) quê Lâm Đồng. Đặc biệt số nghệ nhân trẻ tuổi tăng (từ 23-37 tuổi) với tỷ lệ là 26%, trung niên (38-59 tuổi) với tỷ lệ là 58,3%.

Sau 7 lần tổ chức, hiện nay đã có 490 nghệ nhân làng nghề Việt Nam; 61 thợ giỏi; 59 làng nghề truyền thống tiêu biểu; 90 Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam. Sau 3 lần phong tặng, cả nước hiện có 17 nghệ nhân nhân dân chuyên ngành thủ công mỹ nghệ, trong đó có 16 người là nghệ nhân làng nghề Việt Nam; 105 nghệ nhân ưu tú, trong đó 75 người là nghệ nhân làng nghề Việt Nam.

“Lễ phong tặng các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ VIII có ý nghĩa tăng sức cho các làng nghề đi vào những thử thách của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, triển khai Nghị quyết Đại hội HIệp hội Làng nghề Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023 với chủ đề: “Kết nối cộng đồng làng nghề, bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch, hội nhập quốc tế”, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghệ Việt Nam khẳng định.

Tiềm năng nghề truyền thống Việt Nam còn rất lớn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam giới thiệu và đề xuất 6 danh hiệu “Kỷ lục Việt Nam” và độc bản để Hội Kỷ lục gia Việt Nam xem xét và xác lập. Đó là Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo (phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) với cây quán tẩy là bảo vật của làng có thời gian lâu nhất (được làm từ thời Nguyễn); nghệ nhân Phạm Hồng Vinh (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) với loạt tranh kính nghệ thuật nhiều ý tưởng, siêu bền, đa dạng, tính ứng dụng cao; nghệ nhân Lương Thị Dung (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) với sắc phong của vua Bảo Đại năm 1932 là sắc phong có thời gian lâu nhất cho nhãn hiệu bánh cốm gia truyền Xưa nay; nghệ nhân Nguyễn Danh Tú (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) là nghệ nhân sản xuất đèn gốm thấu quang nhiều nhất Việt Nam; nghệ nhân Phùng Hữu Thái (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) với tượng Phật Di lặc ngũ phúc cây tùng cao 2m18; rộng 2m; nặng 2 tấn; nghệ nhân Vũ Văn Quý (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) với sản phẩm bàn thờ gỗ tự nhiên sơn son thếp vàng ngang 10m; rộng 4m85, cao 1m28.

Nhân dịp này, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã thành lập Hội đồng liên lạc các Câu lạc bộ nghệ nhân Việt Nam nhằm tập hợp, liên kết các nghệ nhân trong cả nước để chăm sóc, phát huy và bảo vệ quyền lợi cho các nghệ nhân làng nghề phấn đấu đạt danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

Nguồn: congthuong.vn
BTV Thúy Hường

Tin cùng chuyên mục


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995