Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Người làm nghề
  4.  › 
  5. Nghệ Nhân

Nghệ Nhân

Nghề làm hoa lụa - Một nghề thủ công có mặt vào thế kỷ 14 tại Pháp sau đó lan sang Anh và Châu Mỹ, phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ 19. Tại Hà Nội, nghề làm hoa lụa xuất hiện từ nét đẹp truyền thống của người con gái Hà Nội. Trải qua nhiều thăng trầm từ sự cạnh tranh của hoa lụa Trung Quốc, hoa lụa Việt Nam vẫn mang nét mềm mại riêng chinh phục được những khách hàng khó tính nhất. Hôm nay xin mời quý vị sẽ cùng gặp gỡ với nghệ nhân nhân dân Mai Hạnh, người nghệ nhân được gọi với danh xưng ''Nữ hoàng hoa lụa''.

Tranh Đông Hồ là một trong những dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Đi qua thời kỳ phát triển rực rỡ, tranh Đông Hồ hiện đứng trước nguy cơ mai một. Trước kia có 17 dòng họ đã quy tụ về làng Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh làm tranh, nhưng hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân theo nghề. Trong đó ông Nguyễn Đăng Chế là người có công lớn trong việc khôi phục và làm sống lại được dòng tranh này.

Thời đại ngày nay, kinh tế xã hội ngày càng phát triển; nhu cầu về các sản phẩm trang trí không gian sống và làm việc của con người càng được chú trọng; trong đó những sản phẩm mang nét văn hoá truyền thống kết hợp với xu hướng thẩm mỹ hiện đại, sang trọng luôn được rất nhiều người ưa thích.

THPL - Nhắc đến gốm cổ Luy Lâu là người ta sẽ nhớ đến những sản phẩm mẫu mực của dòng gốm dân gian mang đậm nét đẹp của xã hội cổ đại nước ta. Xưa kia, các nghệ nhân gốm cổ luy lâu đã sử dụng những kỹ thuật điều luyện và độc đáo của bàn xoay để tạo hình ra những sản phẩm tuyệt đẹp. Sau khi thất truyền từ thế kỷ 17, hơn 300 năm sau đó, đất Thuận Thành, Bắc Ninh – tức là vùng Luy Lâu xưa mới xuất hiện trở lại loại gốm cổ này.

(THPL) - Nổi tiếng với nghề điêu khắc tượng, sơn son thếp vàng… bao đời nay, người dân xã Sơn Đồng huyện Hoài Đức, Hà Nội luôn tự hào là một trong những làng nghề cổ của mảnh đất trăm nghề Hà Tây xưa. Với truyền thống hình thành và phát triển hàng nghìn năm nay cũng như trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng lịch sử, làng nghề sơn đồng vẫn tồn tại một cách bền bỉ và không ngừng phát triển.

Nghề mộc là một trong những nghề truyền thống của người Việt. Từ những tấm gỗ, người thợ mộc sử dụng đôi tay khéo léo, mắt thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật để làm ra sản phẩm độc đáo, với họa tiết, hoa văn tinh tế. Ở Lào Cai, nghề mộc tuy không phát triển thành làng nghề nhưng vẫn được nhiều người theo đuổi, giữ gìn và quyết tâm sống cùng nghề.

Kỷ lục Guiness cho những sáng tạo kỹ thuật làm gốm mới mẻ của nghệ nhân Nguyễn Hùng chính là kết quả của bao năm mày mò nghiên cứu. Nhưng với nghệ nhân Nguyễn Hùng, với hơn 40 năm trong nghề, kỷ lục lớn nhất mà anh tâm đắc đó chính là vượt qua được những sáng tạo của chính mình ngày hôm qua để hoàn thiện mình và có thêm những sáng tạo mới trong hành trình viết tiếp giấc mơ gốm Việt.

(THPL) - Hơn 30 năm gắn bó với nghề, Nghệ nhân Quốc gia Nguyễn Hồng Phong hiện là người thợ, cũng là thầy, người có biệt tài phác họa ra những sản phẩm trang sức đầy tính mỹ thuật, đẹp sắc sảo và khó lẫn với ai được.

Ở làng Ông Hảo (thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vẫn còn người nghệ nhân già 70 tuổi gìn giữ nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống từ những năm 80 của thế kỷ trước, đó chính là ông Vũ Duy Đông.

Chiều ngày 25/7/2023 tại văn phòng thường trực Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam đã tổ chức buổi trao chứng nhận Nghệ nhân Đạo Mẫu cho Đồng thầy Nguyễn Văn Thành - Thủ nhang bản đền Bảo Phúc Linh Từ có địa chỉ tại thôn Mỹ Bổng xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Đã từ bao đời nay, nghi thức lễ bái thể hiện sự tôn kính giữa người trần với trời đất, với Phật Thánh, với những vị anh hùng của dân tộc, các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh hay những người thân đã khuất và là nét văn hóa không thể thiếu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam.

Về Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An , chắc hẳn ai trong giới chơi gỗ nu cũng đều biết đến nghệ nhân chạm khắc gỗ Hà ‘‘Nu’’. Anh là một nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, không chỉ nắm giữ nhiều bí quyết, kỹ năng chạm khắc hoa văn tinh xảo trên gỗ, mà còn là người thợ có ‘‘bàn tay vàng’’, đầy nhiệt huyết, đam mê gửi vào trong ‘‘Nu’’.

Vượt lên nghịch cảnh và nỗ lực 'bơi ngược dòng', nghệ nhân Phạm Anh Đạo như thể được sinh ra với sứ mệnh giữ gìn tinh hoa còn đọng lại tại làng gốm Bát Tràng.

Nếu như gốm Nam bộ xưa (GNBX) là tinh hoa của kỹ thuật chế tác nước ngoài kết hợp với bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của những lưu dân “mang gươm đi mở cõi”, thì hình ảnh người phụ nữ Việt là tinh hoa trong quá trình sáng tạo những tác phẩm gốm đó.

Xuôi Quốc lộ 21 vào những ngày đầu năm mới, chúng tôi có dịp gặp bà Lê Thị Hường, xóm 21, xã Điền Xá (Nam Trực). Tranh thủ trò chuyện, bà Hường không quên “nhiệm vụ” quan trọng trong ngày, hoàn thành nốt chiếc mành mành dài 2m, rộng 1,8m để kịp giao cho khách. Ngoài 70 tuổi và gắn bó với nghề đan mành mành đến nay cũng đã trên 50 năm, bà Hường bảo, giờ “nhắm mắt” cũng có thể đan được mành. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, lượng khách mua giảm sút đáng kể, nghề đan mành mành hiện gặp nhiều cái “khó”.

«1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10»

Tin nổi bật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995