Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Luận bàn

Bà Rịa-Vũng Tàu: Khó giữ chân người trẻ ở lại làng nghề

04/09/2020 - 2310 Lượt xem
Từ cuối thế kỷ XVIII, Bà Rịa-Vũng Tàu đã hình thành các nghề truyền thống như: đúc đồng, nấu rượu, làm bún, làm muối, đan thúng, dệt lưới… Hiện nay, các nghề truyền thống trên vẫn được duy trì, dù quy mô có thu hẹp. Tuy vậy, tình trạng thiếu lực lượng kế thừa đặt ra những thách thức trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Những người làm nghề bánh tráng ở Long Điền hầu hết ở độ tuổi trung niên.

Từ cuối thế kỷ XVIII, Bà Rịa-Vũng Tàu đã hình thành các nghề truyền thống như: đúc đồng, nấu rượu, làm bún, làm muối, đan thúng, dệt lưới… Hiện nay, các nghề truyền thống trên vẫn được duy trì, dù quy mô có thu hẹp. Tuy vậy, tình trạng thiếu lực lượng kế thừa đặt ra những thách thức trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay.

“Nấu rượu là nghề truyền thống của gia đình, bỏ cũng tiếc lắm nhưng vợ chồng tôi ngày càng lớn tuổi, sức khỏe giảm dần, con cái lại không đứa nào chịu theo nghề, rồi cũng có ngày phải thôi làm nghề”, ông Trần Văn Ý (tổ 4, ấp Nam, xã Hòa Long, TP. Bà Rịa) nói với chúng tôi về tương lai nghề nấu rượu truyền thống của gia đình ông và nhiều gia đình khác ở xã Hòa Long. Ông Ý kể, cách đây khoảng 10 năm, hầu hết người dân xã Hòa Long sinh sống bằng nghề nấu rượu kết hợp chăn nuôi, trồng trọt. Nhờ nghề này mà kinh tế của nhiều hộ gia đình cũng khấm khá hơn, nhưng hiện nay số hộ làm nghề giảm hẳn, quy mô sản xuất cũng thu hẹp dần. Mỗi ngày, gia đình ông Ý nấu 50 lít rượu, trừ chi phí nguyên liệu, nhân công còn lãi khoảng 150 ngàn đồng, lại còn dư bã hèm làm thức ăn cho chăn nuôi, có phân gia súc bón cây cối… “Kinh tế ổn định, ba đứa con của tôi cũng được học hành tử tế, nhưng chúng cương quyết không theo nghề truyền thống của gia đình mà ở lại TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp”, ông Ý nói thêm.

Lớp nghệ nhân tâm huyết đang ngày càng già đi và ít tham gia vào sản xuất; lớp trẻ được học hành tử tế lại có xu hướng xa quê tìm hướng phát triển. Đó cũng là thực trạng tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay. Cô Bảy, chủ cơ sở đúc chuông Năm Lai (ấp An Trung, xã An Nhứt, huyện Long Điền) cho biết, cả hai con gái của cô đều không chịu theo nghề làm chuông vì theo chúng: “không sang lại khó giàu”. Chồng cô là Dương Văn Lai (năm nay 56 tuổi), hơn 40 năm làm chuông đồng, dù muốn truyền nghề để duy trì nghề truyền thống của gia đình nhưng vẫn không tìm ra người. “Thợ thủ công làm nghề chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và niềm đam mê. Thiếu một trong hai yếu tố trên không thể duy trì và phát triển được nghề”, cô Bảy nói.

Các làng nghề khác trên địa bàn tỉnh như: làm bánh tráng, dệt lưới, làm bún… hầu hết là người trung niên, người già theo nghề. Thi thoảng, một số cơ sở nghề thủ công cũng có bóng dáng thanh thiếu niên làm nghề nhưng phần lớn là làm công ăn lương và họ sẵn sàng bỏ việc nếu có nơi khác trả lương cao hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty dã ngoại Lửa Việt, hiện nay khách du lịch quốc tế rất thích loại hình du lịch khám phá đồng quê, làng nghề và cuộc sống của cư dân bản địa. Các làng nghề truyền thống tại Bà Rịa-Vũng Tàu hầu hết tập trung ở huyện Long Điền và xã Hòa Long (TP. Bà Rịa), nơi nhịp sống còn yên ả và không khí trong lành. Ngoài phát triển kinh tế, thì thu hút khách du lịch chính là cách tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của làng nghề, giúp chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn và góp phần gìn giữ những nét văn hóa của từng vùng miền, mỗi địa phương.

“Con em các làng nghề có trình độ, tay nghề là yếu tố cần thiết cho việc duy trì và phát triển làng nghề. Để kéo họ quay về làng nghề sau một thời gian xa quê học tập cần có sự quan tâm, hỗ trợ đúng mức từ nhà nước bằng các hoạt động thiết thực như: tôn vinh nghề truyền thống qua các hội thi tay nghề, tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ cơ hội biết đến những mô hình thành công hoặc gương thanh niên giàu với làng nghề, hỗ trợ vốn, cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề…”, ông Nguyễn Văn Mỹ nói.

Nguồn: baobariavungtau.com.vn
BTV Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995