Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Nghệ Nhân

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Kiệt – 43 năm hun đúc lửa nghề và nuôi khát vọng nghệ thuật chân chính

01/01/2022 - 3269 Lượt xem
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Kiệt – 43 năm hun đúc lửa nghề và nuôi khát vọng nghệ thuật chân chính

Trải qua 43 năm gắn bó với nghề, Nghệ nhân Quốc gia Nguyễn Tấn Kiệt, bằng tài năng lẫn tâm huyết của mình đang nỗ lực không ngừng để làm nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao, được mọi người đón nhận.

Nghệ nhân quốc gia Nguyễn Tấn Kiệt, Giám đốc DNTN kinh doanh Chế tác Gia công Vàng Trúc Em

Truyền thừa và kế tục nhưng tinh túy từ gia đình

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm nghề Chế tác Gia công Vàng từ lâu, được truyền thừa những tinh túy mà người đời trước để lại, ông Nguyễn Tấn Kiệt bắt đầu với công việc này từ rất sớm khoảng vào năm 1978. Bước đầu vào nghề ông đã gặp rất nhiều khó khăn, phần vì nền kinh tế nước ta sau giải phóng, phần do những người thợ làm việc cho gia đình ông không thể bám trụ lại với nghề nên đều nghỉ về quê hết. Đứng trước những khó khăn và thử thách đó, với lòng quyết tâm duy trì và phát triển nghề đến cùng, ông đã thành công và đưa thương hiệu Trúc Em ngày một phát triển lớn mạnh tại TPHCM và cả nước.

“Trong cuộc đời làm nghề của mình, những bước đi đầu tiên luôn được người cha cũng là người thầy truyền thụ những kỹ năng cơ bản và học hỏi thêm từ những chú, bác lớn tuổi trong nghề, phần còn lại là tôi tự tìm tòi, sáng tạo, bởi tôi hiểu đã là nghệ nhân phải tự tạo ra cho mình một tác phẩm nghệ thuật ngoài việc đáp ứng được thị hiếu khách hàng còn phải mang lại giá trị cao về văn hóa của nước nhà. Thẩm thấu được những bài học cũng như sự miệt mài, kiên trì dần dần theo thời gian năm tháng mà tay nghề lẫn kỹ năng đã nâng cao, các tác phẩm cũng theo đó trở nên có giá trị và được khách hàng đón nhận”, Nghệ nhân Quốc gia Nguyễn Tấn Kiệt, Giám đốc DNTN kinh doanh Chế tác Gia công Vàng Trúc Em chia sẻ.

Là một nghệ nhân thành danh, dù gặp phải những khó khăn nhưng với sự kiên định và quyết tâm cao độ vì cuộc sống, gia đình và vì ước mơ trở thành một người thợ lành nghề, tạo ra những tác phẩm có giá trị. Trong suốt thời gian làm nghề, với óc sáng tạo và tinh thần ham học hỏi cùng sự đam mê ông được giới đồng nghiệp trong ngành thợ Bạc tín nhiệm. Minh chứng cho điều ấy là năm 1990, khi đã thành thục với nghề chế tác, các sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho thị trường tại TPHCM, ông đã quy tụ hơn 100 chủ cơ sở trong nghề để cùng làm ra các sản phẩm. Mỗi người sẽ phụ trách sản phẩm thế mạnh của mình, nhờ vậy mới đủ sản phẩm để phân phối cho các cửa hàng tại TPHCM lúc bây giờ.

Tuổi nghề chiếm hơn quá nửa tuổi đời, đối với nhiều người mà nói là quá đủ điều kiện để thăng hoa trong sự nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, khi chia sẻ về vấn đề này ông Kiệt chỉ cười khiêm tốn: “Tôi đã quyết tâm theo đuổi nghề ở khoản thành thạo mọi kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Còn đối với ngành Kim hoàn vẫn luôn là đích đến ở phía trước nên tôi phải tiếp tục cố gắng!”. Để thực sự vươn lên trong nghề, ngoài kế tục tài nghệ từ người cha thì ông Kiệt cũng đã trải qua hơn 40 năm làm việc nghiêm túc. Với tinh thần ham học hỏi cùng với sự sáng tạo kết hợp máy tự chế và thủ công để tạo nên những tác phẩm có giá trị, nhận được sự quan tâm của mọi người và được giới chuyên môn đánh giá cao.

>> Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam lần thứ VI (2021 – 2026) sắp diễn ra, trên cương vị là Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam tôi kỳ vọng Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội tâm huyết, tài năng để cùng Hội phát triển ngày một vững mạnh hơn, đưa ngành  Kim hoàn, Đá quý, Mỹ nghệ của Việt Nam ngày càng phát triển,  bắt kịp khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong thời gian qua Hội cũng đã tổ chức nhiều chương trình hay và ý nghĩa nhằm tôn vinh những nghệ nhân có nhiều đóng góp cho ngành như Bàn Tay Vàng; Thương hiệu Việt…

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Kiệt, đang kiểm tra hàng trước khi giao khách

Phải hội tụ các yếu tố về lòng trung thực khéo tay và yêu nghề!

Theo ông Kiệt đối với một người làm nghề cần phải có phẩm chất đạo đức tốt như luôn trung thành với người thầy dạy mình, nhất là luôn trung thực và ngay thẳng. “Trong bất kỳ ngành nghề gì thì đạo đức nghề nghiệp là điều rất qua trọng, đặc biệt với những người trong nghề Chế tác Gia công Vàng, bởi Vàng là vật giá trị, nếu không trung thực sẽ dễ nảy sinh cho mình lòng tham. Nếu có tính tham đó thì dù mình giỏi cỡ nào cũng không được trọng dụng và sẽ không bao giờ theo nghề được, nhất là trong giới và đồng nghiệp sẽ không bao giờ tín nhiệm, vô tình làm mất đi chỗ đứng. Vì vậy, chúng ta phải làm đúng lương tâm trách nhiệm của mình. Chỉ có như vậy mới tạo được lòng tin và vị thế của mình với mọi người trong giới làm nghề”, ông Kiệt nhấn mạnh.

Tiếp theo phải kể đến là sự kiên định và luôn giữ vững lập trường, bởi khi xác định, quyết tâm theo nghề phải đặt hết tâm huyết cùng sự đam mê thì mới có thể thành công. Ngược lại, người làm nghề không hội tụ đầy đủ các yếu tố đó thì không theo nghề tới cùng được. “Thời của tôi đam mê là đi đôi với cuộc sống, gia đình, khi gặp khó khăn thì cần phải luôn cương quyết và suy nghĩ về nghề mình đang theo đuổi. Đầu tiên tôi nghĩ mình cần phải có tay nghề giỏi để có thu nhập, lo cho gia đình có cuộc sống tốt hơn. Kế đến là phải luôn say mê với nghệ thuật sẵn sàng lao vào con đường ấy với sự sáng tạo không ngừng, từ đó các mẫu sản phẩm mới liên tiếp ra đời. Tôi mê luôn cả sản phẩm mình tạo ra và xem nó như món quà tinh thần, vô hình dung điều ấy đã in sâu vào tâm trí mình như hình với bóng”, ông Kiệt cho biết thêm.

Đặc biệt, ngoài sự đam mê, lòng trung thực, theo ông Kiệt thì đích cao nhất của nghề chính là uy tín trên thương trường, uy tín cũng là thứ quyết định thành bại của một người thợ, uy tín đại diện nhân cách cho bản thân mình và bản chất con người mình. Là người từng trải với hơn nửa đời người dành cho nghề ông Kiệt cũng muốn nhắn nhủ tới những người nhất là các bạn trẻ muốn bước vào nghề hãy luôn kiên định với nghề mình đã chọn, nhất là phải dụng tâm và tình yêu mãnh liệt với nghề, để duy trì cứ quyết tâm thì sẽ thành công.

Hiện tại, nghề Chế tác Gia công Vàng cũng đang đứng trước rất nhiều những khó khăn nhất định, thị trường đang ngày một phát triển, kéo theo sức cạnh tranh rất lớn. Bên cạnh đó, nghề cũng đã hòa nhập cùng với thế giới, chúng ta đã nhập về các công nghệ, máy móc, hỗ trợ rất nhiều, để đầu tư vào sản xuất. Thuận lợi lớn nhất là giúp doanh nghiệp sản xuất được nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng  mẫu mã. Việc đầu tư máy móc hỗ trợ cũng rất quan trọng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những việc sáng tạo không ngừng, bắt kịp xu hướng, học hỏi thế giới thì người làm nghề cần phải sáng tạo những tác phẩm mang đậm nét tinh hoa dân tộc./.

Phạm Lê Nhân

Nguồn TTV

Tin cùng chuyên mục


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995