Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Tương lai mở

Tích hợp văn hóa vào sản phẩm thủ công mỹ nghệ

20/06/2020 - 2284 Lượt xem
Hàng thủ công mỹ nghệ có thể đươc ví như tấm hộ chiếu văn hóa, bởi nó thể hiện rõ nét văn hóa của một cộng đồng người, một dân tộc, một Quốc gia. Người ưa thích các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường rất quan tâm đến yếu tố văn hóa cũng như sự độc đáo trong mỗi sản phẩm.

 Đối với các thị trường lớn như Mỹ và EU, người tiêu dùng đòi hỏi rất cao về tính mỹ thuật và nét văn hóa bản địa, dấu ấn cá nhân trên mỗi sản phẩm. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ nhân phải có những đổi mới trong khâu thiết kế để làm ra những sản phẩm đa dạng mẫu mã, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng mà vẫn giữ được bản sắc, giá trị truyền thống. Thế nhưng, có rất ít sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt được những tiêu chí này. Ông Đỗ Văn Khôi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft), cho biết: “Hiện có đến 90% hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được sản xuất dựa trên những chi tiết kỹ thuật của khách hàng cung cấp và sử dụng nhãn mác sản phẩm của khách hàng để xuất khẩu. Các đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam chưa nhận ra tầm quan trọng của thiết kế cũng như sản phẩm bền vững và sự cần thiết của việc đổi mới liên tục sản phẩm”. Theo bà Expert Claire Driscoll, chuyên gia về thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hội đồng Anh, hàng thủ công mỹ nghệ cũng như thời trang cần có mẫu mới liên tục. Thiết kế là linh hồn của sản phẩm, thiết kế tốt tạo ra doanh nghiệp tốt”.

Một điều cũng rất quan trọng nữa là các sản phẩm thủ công làm bằng tay (handmade), làm bằng đam mê (made with passion), làm bằng trái tim (made with love) luôn được khách hàng đánh giá cao và được chính phủ các nước như Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Lào… truyền thông sâu rộng như một giá trị so sánh, lợi thế cạnh tranh quốc gia. Càng tích hợp được nhiều hàm lượng văn hóa vào sản phẩm, giá trị hàng hóa của chúng càng cao.

Ở rất nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang có tình trạng vùng nguyên liệu bị thu hẹp, người dân bỏ nghề… Tuy vậy, những người thực sự tâm huyết với nghề, chịu khó tìm tòi hướng đi mới để tăng giá trị cho sản phẩm, khai thác phân khúc khách hàng cao cấp… vẫn trụ vững. Người tiêu dùng cũng nhờ đó mà nhận thức rõ hơn về các sản phẩm làng nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để tiêu dùng thông thái. Chính những điều ấy sẽ góp phần xây dựng chuỗi giá trị bền vững.

Nguồn: nongthonviet.com.vn

(BTV Lưu Ly)

Tin cùng chuyên mục


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995