Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Tương lai mở

Nghệ nhân khát khao truyền nghề cho thế hệ trẻ

23/09/2020 - 2317 Lượt xem
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận với đôi bàn tay khéo léo, khối óc tài hoa đã sở hữu nhiều bộ sản phẩm đoạt các giải thưởng cao trong các cuộc thi, các cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Đồng thời, bà còn là một nhà giáo tâm huyết với nghề; khát khao truyền nghề cho thế hệ trẻ nhằm lưu giữ, phát triển làng nghề dệt lụa truyền thống.

Sinh ra và lớn lên tại làng nghề truyền thống dệt lụa, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), ngay từ khi còn nhỏ, bà Thuận đã được bố và mẹ truyền nghề trồng dâu nuôi tằm. Từ năm 6 tuổi, bà Thuận đã biết hái dâu nuôi tằm và đến nay, chưa có ngày nào bà rời xa nong tằm, nong kén.

Những năm 70 của thế kỷ trước, vùng đất này một thời được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm” của miền Bắc, với hàng chục nghìn héc ta ruộng dâu trải dài qua nhiều làng xã ven sông Đáy. Ngày ấy, hầu hết các xã trong huyện Mỹ Đức đều làm nghề trồng dâu, nuôi tằm. Nhưng đến năm 1984, dâu tằm bị “thất sủng”, nhà máy ươm tơ Mỹ Đức bỏ thu mua kén, hợp tác xã chặt phá toàn bộ diện tích trồng dâu chuyển sang trồng lúa, hàng loạt thợ bỏ nghề.

Không thể khoanh tay đứng nhìn con tằm chết yểu, bà quyết đi tìm đầu ra cho tơ tằm. Trải qua nhiều sựu nỗ lực bà Thuận đã sáng tạo ra một quy trình khép kín biến con tằm trở thành thợ dệt, các sản phẩm do bà tạo ra đều được đánh giá rất cao và xuất khẩu ra nước ngoài.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận cùng với các em học sinh.

Gần đây, Nghệ nhân tiếp tục sáng tạo thêm các sản phẩm về tơ sen: Khăn tơ sen, vải tơ sen, tranh tơ sen. Các sản phẩm rất độc đáo và ngày 15/01/2020 sản phẩm tơ sen của nghệ nhân đại diện cho “Tơ sen Việt Nam” được UNESCO chứng nhận là “sản phẩm vì sự phát triển cộng đồng”.

Tuy nhiên nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề rất vất vả, “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” chính bởi lẽ đó mà thế hệ trẻ hiện nay không mặn mà với nghề truyền thống. Qua nhiều ngày chăn trở bà Thuận rất mong muốn các thế hệ trẻ sẽ có đam mê, nhiệt huyết để nghề dệt lụa được lưu truyền và phát huy.

Bà Thuận đã không quản ngày đêm đến tổ chức các buổi ngoại khóa với các trường học ở địa phương, cho các em học sinh được trải nghiệm các công việc thực tế trong xưởng nuôi tằm của mình, chỉ bảo ân cần từng chút để mỗi một học sinh có thể hiểu được, làm được các công việc như cho trồng dâu, hái lá, cho tằm ăn, cho tằm tạo tấm kén phẳng...

Không những vậy bà Thuận cùng tham gia vào hướng dẫn học sinh thi nghiên cứu khoa học trong năm học 2017-2018 Bà đã cùng hướng dẫn hai bạn học sinh Nguyễn Hữu Công và Lê Minh Ánh học sinh lớp 8A Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế đạt giải Tư cấp quốc gia, giải Nhì cấp thành phố trong cuôc thi Nghiên cứu khoa học cấp quốc gia diễn ra tại thành phố Vinh, Nghệ An.

Ngoài ra cũng có rất nhiều các bạn sinh viên khi muốn tìm hiểu về nghề dệt lụa đều được bà ân cần chỉ dạy bà Thuận nói “ Tôi chỉ có 1 ham muốn, mong sao cho thế hệ trẻ ngày càng phát huy hơn nữa nghề dệt lụa này, khi tôi còn sức khỏe là tôi còn truyền nghề”…

Bà Phan Thị Thuận xứng đáng được là một tấm gương sáng, tấm gương đạo đức hết lòng vì sự nghiệp truyền nghề cho thế hệ mai sau.

Nguồn: langnghevietnam.vn
BTV Ngọc Anh

Tin cùng chuyên mục


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995