Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Thương hiệu

Vĩnh Phúc: Làng nghề truyền thống Hải Lựu - Gian nan cái nghề “nồi đồng cối đá”

17/08/2021 - 3134 Lượt xem
Từ lâu, người dân miền Bắc đã rất quen thuộc với những vật dụng bằng đồ đá, nhưng ít ai biết đến nơi đã sản sinh ra chúng. Từ cái cối xay bột, hòn đá mài dao, cối giã cua, đến cái máng lợn ăn… đều là những vật dụng quen thuộc và được sinh ra từ một làng quê thanh bình, mang tên làng nghề Hải Lựu, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc.

Nói tới Hải Lựu, nhiều người nghĩ ngay tới một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc huyện Sông Lô với một bên là dòng sông Lô êm đềm, bên kia là núi Thét sừng sững bạt ngàn đá nổi vân màu ngũ sắc, trong đó nhiều nhất là đá xanh, đá vàng, dùng làm nguyên liệu để người dân nơi đây hình thành và phát triển làng nghề truyền thống trạm khắc đá.

Nghề chế tác đá Hải Lựu là một trong nhưng nghề thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời ở huyện Sông Lô (trước thuộc huyện Lập Thạch). Theo các cụ cao niên trong xã kể lại, nghề đá Hải Lựu có cách đây khoảng trên 200 năm và không ai rõ cụ tổ của nghề đá Hải Lựu là ai, chỉ biết rằng nghề đá nơi đây được lưu giữ, phát triển từ sự hướng dẫn “cha truyền con nối” và tự học là chính”. Thế hệ này đi thì thế hệ kia tiếp nối, hầu hết trẻ em trong làng chỉ khoảng 15 tuổi là đã biết ngắm nghía, đục đẽo để làm ra những sản phẩm gia dụng đơn giản.

Lúc đầu, do mưu cầu cuộc sống, người dân chỉ lấy đá cùng với những công cụ thô sơ như tấc sắt, cái búa, cái đục, cái vồ gỗ lim… đục đẽo thành những vật dụng như cối giã, cối xay, hòn đá mài dao, máng lợn… để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình và nhân dân trong xã.

Nghề chế tác đá Hải Lựu là một trong nhưng nghề thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời ở huyện Sông Lô (trước thuộc huyện Lập Thạch).

Sản phẩm đá mỹ nghệ làng nghề này còn được xuất khẩu sang một số nước như: Malaysia, Indonesia, Úc, Đài Loan (Trung Quốc)… và được nhân dân các nước ưa chuộng, tin dùng.

Dần dần, từ nhu cầu cuộc sống, họ đã mang những sản phẩm của mình theo dọc dòng sông Lô và trên mọi nẻo đường xuôi ngược đến với người dân khắp các vùng. Nhiều như núi đá, nhưng không ai lãng phí đá, dù là hòn đá to hay viên đá nhỏ, người thợ tạc đá đều phải ngắm nghía công phu, chọn lựa từng thớ đá rồi gia công, chế tác, đục đẽo, gọt dũa tỉ mỉ những tảng đá gồ ghề trở thành những sản phẩm “muôn hình vạn trạng”.

Cũng từ đó, sản phẩm ở làng đá không chỉ có đá xây dựng ốp lát, xây tường, móng kè… và những vật dụng đơn giản mà còn có đá mỹ nghệ với những sản phẩm tinh xảo như: voi đá, ngựa đá, tòa sen, tượng phật, chân cột đình, bia văn tự, đỉnh lư hương, tháp nhang sân chùa, nhịp cầu bằng đá…

Hiện nay, ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, sản phẩm đá mỹ nghệ làng nghề này còn được xuất khẩu sang một số nước như: Malaysia, Indonesia, Úc, Đài Loan (Trung Quốc)… và được nhân dân các nước ưa chuộng, tin dùng.

Cả xã có 1.400 hộ với hơn 6.400 nhân khẩu, thì có tới 900 lao động là chuyên về làm nghề đá. Nghề đá từng một thời là thế mạnh của địa phương, nhưng cũng có những khoảng thời gian nhiều hộ đã phải chuyển nghề do chưa được đầu tư kịp thời về trình độ kỹ thuật cho các lao động nên chưa đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thêm vào đó, nghề làm đá vất vả, mệt nhọc và cũng nhiều hiểm nguy.

Đến với xã Hải Lựu, tận mắt chứng kiến quy trình chế tác đá mới thấy hết độ khó, sự tinh xảo trong từng kiểu dáng và mẫu mã. Những sản phẩm tượng phật, tòa sen, bia văn tự, đỉnh lư hương, cầu đá với đủ màu sắc được tạo ra dưới những đôi bàn tay lành nghề của các nghệ nhân trong làng khiến chúng tôi không khỏi thích thú và tò mò. Những sản phẩm này không chỉ làm vật dụng trong gia đình, mộc mạc đậm chất làng quê mà còn mang nét tự nhiên hết sức quyến rũ, có giá trị sử dụng và yếu tố thẩm mỹ.

Ngày nay, chúng ta đang tiến tới xây dựng nền công nghiệp hóa - hiện đại hóa với công nghệ hiện đại ngày càng thịnh hành song vẫn không thể thay thế chất liệu đồ dùng bằng đá. “Nồi đồng cối đá” vẫn luôn là đồ dùng được ưa chuộng trong mỗi gia đình nhất là các các vùng nông thôn.

Vì thế, những người thợ tạc đá với con mắt , khối óc tinh xảo, và “bàn tay vàng” vẫn ngày ngày cần cù đục đẽo để mỗi năm tạo ra hàng vạn đồ đá cho nhân dân khắp cả nước. Đặc biệt, nhiều năm trở lại đây cùng với sự định hướng, quan tâm của các cấp chính quyền, người dân làng nghề đục đá Hải Lựu sẽ phát huy hết những tiềm năng thế mạnh, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của mình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, và hơn thế, họ chính là những nghệ nhân giữ nghề truyền thống mang đậm nét bản sắc dân tộc để truyền lại cho thế hệ sau.

Huyền Chi

Nguồn thuonghieuvaphapluat.vn

Tin cùng chuyên mục


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995