Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Thương hiệu

Phú Thọ: Tự hào thương hiệu làng nghề nón lá gần trăm năm tuổi

09/05/2022 - 2982 Lượt xem
Những tưởng thời gian và cuộc sống hiện đại sẽ làm nón lá đi vào dĩ vãng, thế nhưng có một ngôi làng mà tại đó hết thế hệ này đến thế hệ khác vẫn đang âm thầm “giữ hồn” nón Việt. Và hẳn trong số đó sẽ có những chiếc nón lá được làm ra từ bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân xã Gia Thanh (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ). Vui hơn, khi những sản phẩm ấy vẫn hàng ngày theo du khách xuất ngoại, đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Cách Khu Di tích lịch sử Đền Hùng khoảng hơn 20km, xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh là vùng quê nức tiếng với nghề làm nón lá. Sở dĩ nón lá Gia Thanh có tiếng là vì bền, đẹp, với sự kỳ công, khéo léo của đôi bàn tay người nghệ nhân chịu thương chịu khó.

Theo các nghệ nhân trong làng kể lại: Nghề làm nón lá ở Gia Thanh có truyền thống gần 100 năm. Trong làng có tới trên 80% số hộ dân và nhân khẩu làm nghề đan nón, các em nhỏ từ 8 tuổi đến các cụ già trên 80 tuổi đều có thể cầm kim khâu nón.

Nghề làm nón lá ở Gia Thanh có truyền thống gần 100 năm.

Năm 2016, làng nghề nón lá Gia Thanh được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận làng nghề truyền thống.

Để làm hoàn thiện một chiếc nón lá, người làm phải thực hiện khoảng hơn 10 công đoạn từ khi mua lá về như: để ỉu, là lá, xây vành nón, quai nón, may nón, nức vành, mạng chóp, nức nón, cho tới khi nón được bán  tới tay người sử dụng.

Đặc biệt, một trong những công đoạn khó nhất là khâu. Nếu khâu không khéo lá sẽ rách, và khi lá rách thì không thể làm được. Bên cạnh đó, bàn tay người thợ khi cầm kim cần đưa nhanh từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài, những đường kim thẳng tắp vừa cố định những vanh tròn và lá vừa như trang trí tạo sự độc đáo cho chiếc nón. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm, quang dầu phủ bên ngoài, làm cho màu nón trở nên trắng muốt và không bị mốc.

Năm 2016, làng nghề nón lá Gia Thanh được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận làng nghề truyền thống. Trải qua quá trình hình thành, xây dựng, thay đổi và phát triển hàng nghìn năm, vùng đất Gia Thanh đã khoác trên mình diện mạo mới. Những năm gần đây, làng nghề nón lá Gia Thanh không chỉ phát triển làng nghề mà còn chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Nhiều tour tham quan làng nghề nón lá Gia Thanh cũng mang đến cho du khách trải nghiệm về các quy trình làm nên chiếc nón lá, hiểu sâu hơn về đặc điểm riêng của chiếc nón lá Phú Thọ.

Điển hình là du lịch làng nghề gắn với tìm hiểu, trải nghiệm văn hoá địa phương chính là hướng đi mới của làng nghề. Điều này, không chỉ thu hút khách du lịch, nâng cao giá trị kinh tế địa phương mà còn có ý nghĩa gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống và các giá trị văn hóa dân tộc. Làng nghề nón lá Gia Thanh đã và đang trở thành điểm đến được ưa chuộng, nhất là đối với du khách trong và ngoài nước. Những chiếc nón lá từ ngôi làng nhỏ bé đã đi theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước.

Cùng với đó là nhiều tour tham quan làng nghề nón lá Gia Thanh cũng mang đến cho du khách trải nghiệm về các quy trình làm nên chiếc nón lá, hiểu sâu hơn về đặc điểm riêng của chiếc nón lá Phú Thọ.

Có dịp về thăm làng nghề nón lá Gia Thanh, thật không khó để chúng tôi bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ, các chị miệng cười nói vui vẻ còn tay thoăn thoắt đưa theo mũi kim.

Dù trưa hè hay đêm đông, những người phụ nữ làng Rền vẫn miệt mài đưa những mũi khâu còn dang dở để kịp mang tới buổi chợ phiên những chiếc nón mà khách hàng đã đặt, hay đơn giản chỉ là thói quen công việc như thế.

Khi cuộc sống hiện đại đã dần thiếu đi những đồ dùng xưa, nhưng nghĩ về nón lá Gia Thanh, dường như ai cũng nhận thấy bên cạnh giá trị sử dụng thì ý nghĩa về bản sắc văn hóa và biểu tượng truyền thống là những giá trị cần được gìn giữ lưu truyền hơn cả.

Huyền Chi

Nguồn thuonghieuvaphapluat.vn

Tin cùng chuyên mục


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995