Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Thương hiệu

Hưng Yên: Làng nghề truyền thống Thủ Sỹ hơn hai thế kỉ ''giữ lửa'' nghề đan đó

21/02/2022 - 2891 Lượt xem
Từ lâu, làng nghề Thủ Sỹ (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) đã nức tiếng gần xa với nghề đan đó từ tre nứa – một dụng cụ không thể thiếu của người nông dân dùng để bắt tôm cá. Dù chẳng phải công việc gì quá cao sang hay có thu nhập cao, nhưng nghề đan đó tại đây đã và đang mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân.

Nằm cách Hà Nội khoảng 60km dọc theo quốc lộ 5 và tỉnh lộ 200, chỉ mất hơn một giờ đi xe là tới Thủ Sỹ - cái nôi của những chiếc đó. Làng nghề Thủ Sỹ có khoảng hơn 500 người làm nghề đan đó nhưng tập trung nhiều ở hai thôn Tất Viên và Nội Lăng.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại rằng: Người dân Thủ Sỹ biết đến nghề đan đó từ cách đây khoảng hơn 2 thế kỷ. Trước đây, đình làng thờ Thành hoàng Nguyễn Thị Huệ - đây chính là người mang nghề đan đó truyền lại cho tất cả nhân dân trong làng. Cũng từ đó mà hằng năm, tại các thôn vẫn tổ chức lễ hội tưởng nhớ Thành hoàng làng và tổ chức các cuộc thi đan đó giữa các thôn.

Đan đó – một nghề tưởng chừng như hết sức đơn giản nhưng khi chúng tôi tận mắt chứng kiến mới hiểu thêm về sự vất vả, kỳ công cũng như sự tỉ mỉ, khéo léo của những người dân làng nghề Thủ Sỹ. Để tạo thành những chiếc đó, rọ... người đan cần có sự chăm chỉ, kiên nhẫn và tình yêu nghề mới tạo ra những sản phẩm tinh tế, bền chặt…

Để tạo thành những chiếc đó, rọ... người đan cần có sự chăm chỉ, kiên nhẫn và tình yêu nghề mới tạo ra những sản phẩm tinh tế, bền chặt…

Nguyên liệu để làm ra những chiếc đó, rọ là tre hoặc nứa già được chuyển từ các tỉnh và trên rừng về

Nguyên liệu để làm ra những chiếc đó, rọ là tre hoặc nứa già được chuyển từ các tỉnh và trên rừng về. Đầu tiên, người thợ phải rất khéo léo, chẻ những loại nan khác nhau phục vụ cho việc đan đó, rọ. Mỗi loại nan có kích cỡ khác nhau, phải được vót thật đều và mỏng. Nan sau khi được chẻ gọn gẽ và chia ra từng loại, có độ dài vừa phải và kích cỡ tiêu chuẩn cho từng loại sản phẩm.

Đặc biệt, kỹ thuật đan không chỉ cần sự khéo léo, tỉ mỉ để tạo ra những sản phẩm tinh tế, bền chặt mà còn cần sự kiên nhẫn, chăm chỉ và tình yêu nghề của người đan. Một sản phẩm đẹp phải được đan một cách cân đối, đường đan và các lớp đan phải đều nhau. Khi đan xong, sản phẩm được đặt lên gác bếp hun khô để tăng độ bền. Hàng năm, Thủ Sỹ cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm cho các tỉnh như: Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương... nơi có những cánh đồng chiêm trũng và nhiều kênh mương, sông ngòi.

Đó, rọ ở Thủ Sỹ có nhiều loại nên giá cả cũng khác nhau. Có những loại vừa phải được hun màu nâu cánh gián có giá 30-40 nghìn đồng/chiếc, còn đó trắng 20 nghìn đồng/chiếc.

Có dịp về thăm làng nghề Thủ Sỹ, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi vừa tới con ngõ nhỏ đầu làng đã bắt gặp các bà, các cụ… và những đôi bàn tay thoăn thoắt đan đó, vừa làm việc hang say, vừa vui vẻ kể cho nhau nghe chuyện nhà, chuyện làng và chuyện xóm.

Khoảng sân rộng nhà nào nhà nấy cũng đầy những thân đó, nan tre, người già, trẻ nhỏ mỗi người một việc, ai cũng bận rộn...

Khoảng sân rộng nhà nào nhà nấy cũng đầy những thân đó, nan tre, người già, trẻ nhỏ mỗi người một việc, ai cũng bận rộn... Nếu vào thời điểm thu hoạch mùa màng, người dân sẽ tranh thủ đan vào buổi chiều tối. Một người trung bình hàng ngày có thể đan được 10 chiếc đó, nếu ai nhanh có thể đan tới 20 chiếc.

Cũng trong câu chuyện với cụ cao niên trong làng, chúng tôi nhớ lại cuộc trò chuyện với bà Tạ Thị Xíu, người đã có 50 năm trong nghề chia sẻ: “Ngoài công việc đồng áng, thời gian rỗi tôi tranh thủ đan đó, rọ. Sau khi làm sẵn nguyên liệu nan tre, nứa thì tiến hành đan. Với kinh nghiệm và sự khéo léo, mỗi giờ tôi cũng đan được khoảng 3-4 chiếc rọ bắt tôm, cua. Số tiền kiếm được nhờ đan đó, rọ cũng giúp tôi đủ trang trải cuộc sống và nuôi con, cháu ăn học”

Xã hội ngày càng phát triển, ngư dân cũng dần thay đổi cách đánh bắt cá hiện đại nên các ngư cụ như đó, rọ.. cũng không còn được sử dụng nhiều như xưa.  Tuy nhiên, nghề đan đó, rọ truyền thống tại Thủ Sỹ vẫn mang lại niềm vui và là nguồn thu nhập chính cho những lao động nữ và người lớn tuổi trong làng. Với người dân làng nghề truyền thống Thủ Sỹ, đan đó, rọ đã trở thành nếp sống của nhiều gia đình và họ luôn có ý thức bảo tồn và giữ nghề truyền thống.

Huyền Chi

Nguồn thuonghieuvaphapluat.vn

Tin cùng chuyên mục


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995