Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Kinh doanh

Đồng Tháp: Phát triển các làng nghề truyền thống

07/07/2020 - 3669 Lượt xem
Sau khi thực hiện nhiều chính sách đầu tư đồng bộ trong việc khôi phục và phát triển, các làng nghề truyền thống tại Đồng Tháp. Làng nghề dần khôi phục và có nhiều bước phát triển mới trong sản xuất kinh doanh, đồng thời còn giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn…

Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 39 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận. Trong đó, có 21 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống với các sản phẩm khá đa dạng như: đan đát, chế biến lương thực, thực phẩm, trồng hoa kiểng, hàng thủ công mỹ nghệ,... Số hộ tham gia làm nghề có khoảng 5.200 hộ (chiếm 15,7% tổng số hộ trên địa bàn có làng nghề, làng nghề truyền thống), với khoảng 11.200 lao động tham gia, tổng thu nhập hàng năm của làng nghề trên 12,5 tỷ đồng.

Do đó, chính quyền các cấp tại tỉnh đồng Tháp tiến hành thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác vận động, tuyên truyền, hướng nghiệp dạy nghề nông thôn; hỗ trợ trang thiết bị máy móc hiện đại, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm tiêu biểu cho các làng nghề truyền thống như: làng nghề làm bột, làng hoa Sa Đéc, nghề làm khô (kho cá lóc, cá sặc rằn)... Đồng thời, duy trì mở các lớp tập huấn kiến thức, hỗ trợ vay vốn để duy trì nghề truyền thống như hỗ trợ mua máy chẻ tre, trúc, xây dựng mô hình trình diễn giống mới tại làng hoa Sa Đéc, đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới để sản xuất hoa kiểng…nhằm giảm bớt công lao động, giảm chi phí, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2020, chương trình khuyến công đã hỗ trợ cho khoảng 149 cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống với tổng kinh phí khoảng 26,1 tỷ đồng. Giai đoạn năm 2017 – 2018, ngành chuyên môn tỉnh hỗ trợ máy móc, thiết bị cho 8 cơ sở sản xuất, kinh doanh với kinh phí trên 400 triệu đồng. Ngoài ra, còn triển khai thực hiện 11 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đề tài, dự án) góp phần phục vụ cho việc phát triển ngành nghề nông thôn và công tác phát triển nghề, làng nghề.

Song song đó là hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm tiêu biểu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng và hình thức; khuyến khích công tác khởi nghiệp từ các nghề truyền thống; hỗ trợ phát triển hạ tầng và bảo vệ môi trường sản xuất làng nghề; khuyến khích trong công tác dạy nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động tại các làng nghề, làng nghề truyền thống và các khóm, ấp có nghề; tạo điều kiện cho lao động nông thôn tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn…

Bên cạnh công tác truyền nghề, dạy nghề, tỉnh còn tăng cường chú trọng công tác bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề khi sản xuất ra nhiều sản phẩm thủ công nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, góp phần phát triển kinh tế.
Chính nhờ việc triển khai tốt các chính sách trên, tỉnh Đồng Tháp đã từng bước duy trì bảo tồn làng nghề truyền thống đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, tạo nhiều cơ hội việc làm phù hợp để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương.

Nguồn: langngheviet.com.vn

(BTV Anh Tuấn)

 
 

Tin cùng chuyên mục


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995