Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Hỏi đáp

Quy định pháp luật về đóng gói, niêm phong kim khí quý, đá quý

15/12/2020 - 2500 Lượt xem
Câu hỏi: Chào Người làm nghề. Tôi là Chiến. Tôi đang muốn tìm hiểu về kinh doanh vàng bạc đá quý, trong đó có phần về đóng gói các sản phẩm này tôi chưa hiểu được hết. Mong Người làm nghề tư vấn cho tôi về vấn đề này nhận được lời hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn! (Từ email: dangminhchien1****@gmail.com)

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về Phòng tư vấn pháp luật trực tuyến – Trang thông tin điện tử Người Làm Nghề! Căn cứ theo Thông tư Số 17/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Việc đóng gói, niêm phong đã được quy định chung trở thành một phần của nguyên tắc tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này:

1. Kim khí quý, đá quý phải được phân loại, sắp xếp, đóng gói, niêm phong theo trật tự danh mục để thuận tiện khi bảo quản, xuất nhập, kiểm tra, kiểm kê. Việc phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận được thực hiện lần lượt đối với từng khách hàng, đơn vị, theo từng loại, từng phân loại; kiểm nhận, đóng gói xong phân loại, loại này mới được nhận sang phân loại, loại khác; giao nhận xong hiện vật của khách hàng, đơn vị này mới giao nhận đến hiện vật của khách hàng, đơn vị khác để tránh nhầm lẫn.”

Về cụ thể thực hiện nguyên tắc, Điều 7 của Thông tư quy định về đóng gói, niêm phong:

 “1. Các loại kim khí quý, đá quý (trừ vàng miếng quy định tại Khoản 3 Điều này) được đóng gói trong túi nilon và ghim (hoặc khâu, dán) miệng túi, ngoài túi phải gói bằng hai lớp giấy dày, bền chắc. Riêng đối với các loại đá quý, đồ trang sức và đồ mỹ nghệ phải được lót bông, vải hoặc giấy mềm và đựng trong hộp cứng để đề phòng sây sát, hư hỏng.

Đồ trang sức và đồ mỹ nghệ phải được đóng gói từng chiếc hoặc từng bộ. Nếu giống nhau về chất lượng và khối lượng thì đóng gói 10 chiếc thành 1 bộ, 10 bộ thành 1 gói.

Trong gói hoặc hộp phải có phiếu kiểm định, bảng kê, ngoài gói hoặc hộp phải niêm phong; trên niêm phong ghi rõ: Loại, phân loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, họ tên và chữ ký của tổ trưởng tổ giao nhận (sau đây gọi tắt là tổ trưởng), thủ kho tiền, ngày, tháng, năm đóng gói, niêm phong.

2. Một hoặc nhiều gói, hộp cùng loại, phân loại và cùng chất lượng đóng vào một hộp gỗ, hoặc hộp tôn, hoặc hộp kim loại không gỉ, có niêm phong, kẹp chỉ. Trên niêm phong hộp phải ghi rõ số lượng gói, hộp; khối lượng và chất lượng của các gói, hộp; họ tên và chữ ký của tổ trưởng và thủ kho tiền; ngày, tháng, năm đóng gói, niêm phong.

3. Vàng miếng cùng khối lượng, chất lượng, ký mã hiệu sau khi kiểm nhận phải được đóng vào hộp hoặc túi nilon trong suốt theo lô, mỗi lô gồm 100 hoặc bội số của 100, tối đa là 500 miếng (trường hợp vàng miếng không đủ lô được đóng gói vào hộp hoặc túi nilon tương tự như đối với vàng miếng đủ lô và ghi rõ số lượng vàng miếng trên niêm phong).

Hộp đựng vàng miếng là loại hộp bằng kim loại không gỉ, kích thước phù hợp với số lượng vàng theo lô, trong lót vải nhung, cạnh mặt trên của hộp có 02 khuy để thuận tiện cho việc khóa, niêm phong, kẹp chì.

Trong mỗi hộp hoặc túi phải có bảng kê số hiệu, ký hiệu của các miếng vàng trong hộp hoặc túi. Ngoài hộp hoặc túi được niêm phong, trên niêm phong ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Thủ kho tiền ghi số hiệu trên từng gói hoặc hộp, số hiệu được theo dõi trên thẻ kho và sổ theo dõi.

Như vậy pháp luật đã quy định tương đối cụ thể về các cách đóng gói kim khí quý, đá quý. Đối với các loại kim khí quý, đá quý (trừ vàng miếng quy định tại Khoản 3 Điều này) được đóng gói trong túi nilon và ghim (hoặc khâu, dán) miệng túi, ngoài túi phải gói bằng hai lớp giấy dày, bền chắc. Đối với các loại đá quý phải được lót bông, vải hoặc giấy mềm và đựng trong hộp cứng để đề phòng sây sát, hư hỏng. Đồ trang sức thì bạn phải được đóng gói từng chiếc hoặc từng bộ. Nếu giống nhau về chất lượng và khối lượng thì đóng gói 10 chiếc thành 1 bộ, 10 bộ thành 1 gói. Ngoài ra, trong gói hoặc hộp phải có phiếu kiểm định, bảng kê, ngoài gói hoặc hộp phải niêm phong; trên niêm phong ghi rõ: Loại, phân loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, họ tên và chữ ký của tổ trưởng tổ giao nhận (sau đây gọi tắt là tổ trưởng), thủ kho tiền, ngày, tháng, năm đóng gói, niêm phong. Trường hợp một hoặc nhiều gói, hộp cùng loại, phân loại và cùng chất lượng đóng vào một hộp gỗ, hoặc hộp tôn, hoặc hộp kim loại không gỉ, có niêm phong, kẹp chỉ. Trên niêm phong hộp phải ghi rõ số lượng gói, hộp; khối lượng và chất lượng của các gói, hộp; họ tên và chữ ký của tổ trưởng và thủ kho tiền; ngày, tháng, năm đóng gói, niêm phong. Đối với vàng miếng, Vàng miếng cùng khối lượng, chất lượng, ký mã hiệu sau khi kiểm nhận phải được đóng vào hộp hoặc túi nilon trong suốt theo lô, mỗi lô gồm 100 hoặc bội số của 100, tối đa là 500 miếng (trường hợp vàng miếng không đủ lô được đóng gói vào hộp hoặc túi nilon tương tự như đối với vàng miếng đủ lô và ghi rõ số lượng vàng miếng trên niêm phong). Về hộp đựng vàng miếng thì phải  là loại hộp bằng kim loại không gỉ, kích thước phù hợp với số lượng vàng theo lô, trong lót vải nhung, cạnh mặt trên của hộp có 02 khuy để thuận tiện cho việc khóa, niêm phong, kẹp chì. Đồng thời trong mỗi hộp hoặc túi phải có bảng kê số hiệu, ký hiệu của các miếng vàng trong hộp hoặc túi. Ngoài hộp hoặc túi được niêm phong, trên niêm phong ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về đóng gói, niêm phong kim khí quý, đá quý.

 -----------------------------------------------------

Cảm ơn sự tin tưởng đồng hành của bạn!

Hy vọng những gì chúng tôi tư vấn trên đây sẽ giúp bạn có được giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình. Còn bất cứ thắc mắc gì bạn vui lòng gửi câu hỏi về Phòng tư vấn pháp luật trực tuyến - Trang thông tin điện tử Người làm nghề

Email: nguoilamngheGJA@gmail.com

Người làm nghề chúc bạn và gia đình an khang, thịnh vượng!

TVV Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995