Email: nguoilamngheGJA@gmail.com - Liên hệ quảng cáo: 090 777 5995
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Bật mí

Vì sao ngọc trai luôn là trang sức đắt giá hàng trăm tỷ?

23/09/2020 - 2339 Lượt xem
Sự công phu trong việc tìm kiếm ngọc trai tự nhiên và chế tạo ngọc trai nuôi là một trong những nguyên nhân chính khiến ngọc trai luôn có giá đắt đỏ.

Từ lâu, ngọc trai được coi là biểu tượng cho sự quý phái và đẳng cấp của giới thượng lưu. Viên ngọc trai đắt nhất từng được bán là mặt dây chuyền của Marie Antoinette với giá 32 triệu USD (tương đương 744 tỷ đồng).

Vậy điều gì thực sự tạo nên giá trị của ngọc trai?

Hàng nghìn năm nay, ngọc trai luôn được xem là trang sức đắt đỏ bậc nhất thế giới. 

Theo Business Insider, ngọc trai tự nhiên rất khó tìm. Chúng cực kỳ hiếm và điều đó khiến ngọc trai càng đắt giá hơn.

Ngọc trai hình thành thông qua cơ chế tự vệ của loài nhuyễn thể. Khi có dị vật (thường là các sinh vật nhỏ, cát) lọt qua lớp vỏ và xâm nhập vào phần thân mềm của các loài trai/sò. Chúng sẽ phát triển và dần trở thành viên ngọc trai sáng bóng.

Thêm nữa, thợ lặn phải mò xuống tận đáy sông, đáy biển bắt và kiểm tra từng con trai/sò một để tìm ngọc. Quy trình tìm ngọc này khiến ngọc trai tự nhiên là một sản vật thực sự quý hiếm và đắt đỏ. Theo ước tính, một mẻ 3 tấn trai/sò thường chỉ có 3-4 con là sở hữu viên ngọc hoàn hảo.

Trong khi đó, ngọc trai nuôi cấy được hình thành theo cùng một quy trình, nhưng thay vì vô tình kích thích vào vỏ, nó được đặt một cách có chủ ý bởi con người. Do có ngoại hình rất giống với ngọc trai tự nhiên, sản lượng dồi dào và giá thành rẻ, nên trên thị trường hiện nay hầu hết ngọc trai đều là được nuôi cấy nhân tạo.

Dù khó phân biệt bằng mắt thường nhưng ngọc trai tự nhiên vẫn có những tố chất đặc biệt mà ngọc trai nuôi không thể nào bắt chước được.

Ngọc trai tự nhiên vô cùng hiếm.

Cụ thể, ngọc trai tự nhiên có kết cấu thành nhiều vòng đồng tâm (tương tự như các lớp của củ hành tây) và gần như 100% thành phần của nó đều là xà cừ.Trong khi ở ngọc trai nhân tạo, người mua có thể nhìn thấy kết cấu 2 phần không đồng nhất là nhân (dị vật được cấy vào) và lớp xà cừ. Đáng chú ý, lớp xà cừ ở ngọc trai nuôi chỉ tráng một lớp rất mỏng ở bên ngoài, điều này đồng nghĩa với việc một viên ngọc trai nuôi thực chất chỉ có một phần nhỏ là ngọc trai.

Ngoài ra, ngọc trai nuôi sẽ phát triển theo hình dạng của nhân cấy. Do vậy, hầu hết các ngọc trai loại này rất đồng nhất về hình dáng, kích cỡ. Trong khi đó, ngọc trai tự nhiên lại khó có thể đạt hình tròn hoàn hảo, mà lại phát triển ngẫu nhiên theo đủ kiểu hình.

Nguồn: vietnamnet.vn
BTV Nguyệt Ánh

Tin cùng chuyên mục


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGƯỜI LÀM NGHỀ
Trung Tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý
Giấy phép Hoạt động Thông tin Điện tử:  Số 231 /GP - TTĐT được cấp bởi
CỤC PTTH, TTĐT BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 03/12/2019 
Cơ quan Chủ quản: TW Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam
Chịu trách nhiệm:  Ông Nguyễn Việt Thắng, UVBTV - Giám đốc GJA
Trụ sở Cơ quan: Số 07 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 195 195 * Email: NguoilamngheGJA@gmail.com
Trung Tâm GJA đã được Bộ Nội vụ chấp thuận và thành lập Theo TB
Số: 2638 BNV - TCPCP, Ngày 18 /10 /2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mọi Thông tin Xin vui lòng liên hệ Đường dây nóng số: 
090 777 5995